Tôi vẫn không tìm thấy công việc phù hợp cho mình dù đã đổi việc nhiều lần. Tại sao vậy?

Là sinh viên mới tốt nghiệp, bạn bắt đầu tìm cho mình một công việc tốt, nhưng công việc thế nào là tốt? Có nhiều bạn không hề biết mà chỉ bắt tay vào làm và rồi nhảy việc liên tục để tìm ra việc mà mình cho rằng đó là công việc tốt và phù hợp nhất với mình.

Với nhiều bạn, công việc tốt chính là công việc của thằn bạn thân, công việc ở công ty nước ngoài X, tập đoàn đa quốc gia Y, công việc “sau này” mà mình chuẩn bị nộp hồ sơ,… chứ không phải công việc hiện tại mình đang làm. Vì sao lại như vậy?

Khi mới ra trường chúng ta đều vẫn còn trẻ, có ý nghĩ công việc sau sẽ tốt hơn cũng là lẽ thường tình. Trong công việc, có rất nhiều người hễ gặp thất bại thì ý nghĩ đầu tiên là muốn nhảy việc.

Nhưng, với những gì từng kinh qua và nghiệm lại, tôi biết rằng: Khi gặp thất bại, nếu không chịu tìm ra nguyên nhân của thất bại đó, mà chỉ muốn rời khỏi công ty, thì mãi mãi không làm nên trò trống gì.


Bạn có thay đổi công việc theo kế hoạch?


Trong cuộc đời, mỗi người điều khó tránh khỏi những lúc phải thay đổi công việc. Nhưng trước khi quyết định, bạn cần hiểu rằng sự thay đổi này là một sự điều chỉnh trong phạm vi kế hoạch của cuộc đời chứ không phải nhảy việc một cách mù quáng. Có thể công việc mới sẽ mang lại mức lương và chế độ đãi ngộ cao hơn, nhưng nếu động cơ nhảy việc không phải để nâng cao nâng lực và giá trị cá nhân, mà chỉ để tăng thêm chút ít thu nhập, thì sẽ là lợi bất cập hại.

Một số người sau nhiều lần nhảy việc, họ sẽ dần hình thành 1 thói quen: Chỉ cần gặp khó khăn trong công việc, căng thẳng trong những mối quan hệ với đồng nghiệp, hoặc không thể thăng chức, hay nhìn thấy cơ hội tốt… là họ từ bỏ công việc hiện tại ngay. Thậm chí, đôi khi cũng chẳng vì điều gì, chỉ cảm thấy công việc sau mới là công việc tốt nhất. Có vẻ như nhảy việc là cách giải quyết chung cho tất cả vấn đề. Dần dần, những người này không còn đủ dũng cảm đối mặt với hiện thực, và chủ động khắc phục khó khăn, mà viện hết ly do này đến hết lý do khác để trốn tránh, rút lui. Họ luôn tự thuyết phục rằng: tất cả là lỗi của người khác, không liên quan đến mình, và họ luôn hy vọng vào công việc sau. Kết quả là lòng yêu nghề của họ ngày càng mai một đi, mục tiêu của cuộc đời cũng càng lúc càng xa hơn.

Người lựa chọn công việc mới một cách có kế hoạch là người đáng để chúng ta học hỏi. Nhưng khi có ý định nghỉ việc bạn nên suy nghĩ đến mục tiêu lâu dài, phải xem xét tiềm năng phát triển của công ty, cơ hội trưởng thành của bạn, và những định hướng của công ty có mâu thuẩn với mục tiêu sự nghiệp của bạn không, chứ không nên chú trọng đến những lợi ích trước mắt mà công việc đó mang lại. Bạn nên nhớ rằng, trong quá trình tiến lên phía trước, nâng cao và phát triển bản thân mới là đều quan trọng nhất.


Hãy luôn lạc quan và kiên trì


Nếu đã suy nghĩ thật chính chắn rằng công việc hiện tại không phù hợp với mình, thì biện pháp thực tế nhất chính là bạn phải đứng vững trong hiện thực, lấy lại tinh thần, làm thật tốt công việc hiện tại, rồi mới dần dần hướng đến mục tiêu của mình chứ không nên thay đổi công việc ngay, càng không nên OÁN NGƯỜI, TRÁCH ĐỜI, TỰ XA NGẢ.

Một người nỗ lực làm việc không phải để làm hài lòng cấp trên hoặc đồng nghiệp, càng không phải để đối phó với sự kiểm tra của cấp trên, làm việc trước hết là vì bản thân mình. Mỗi công việc, mỗi môi trường làm việc đều không thể thập toàn thập mỹ. Thực tế, chúng ta đã từng có ít nhiều kinh nghiệm và những điều quý giá khác trong từng công việc mà chúng ta đã làm. Ví dụ như: nước mắt của sự thất bại, niềm vui của sự trưởng thành, đồng nghiệp tốt, khách hàng đáng để cảm ơn, tât cả những điều này đều đáng trân trọng, nếu mỗi ngày chúng ta đều làm việc với một thái độ biết ơn, tâm trạng khi làm việc ắt hẳn sẽ vui vẻ và tích cực.

GIAT SAY BA CO TIEN

Quá trình phát triển sự nghiệp không phải là một con đường bằng phẳng. Nó là một quá trình không ngừng trải nghiệm, tìm tòi, đúc kết và chiêm nghiệm. Chúng ta nên căn cứ vào tình hình thực thế, của mình để lên kế hoạch nghề nghiệp một cách hợp lý, khoa học, như thế mới có thể thoát khỏi những khó khăn, trong quá trình phát triển, hướng đến mục tiêu của mình.


ĐÔI DÒNG TÂM SỰ


Tôi, một người chủ cửa hàng giặt sấy tự động, nghe thì có vẻ hay đó, vì làm chủ mà, thế nên đã có rất nhiều thằng bạn ao ước như tôi, nói mày làm chủ thật sướng, đâu như tụi tao quanh năm làm công ăn lương, nhưng… tụi nó nào biết để có được ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua những gì? cố gắn nỗ lực như thế nào? chịu đựng như thế nào? Trước khi có cửa hàng tôi cũng phải làm gì đó chứ!

Bạn đã từng thấy những người bán kẹo que rong ở cầu đi bộ chưa? bạn còn nhớ chú khỉ mập đứng trên cầu dịp tết 2016 không, tui đó.

Bán kẹo dạo là việc làm thêm vào buổi tối của tôi từ thời sinh viên cho đến tận bây giờ, tôi vẫn làm song song 2 việc.

Đã nhiều lần, tôi đã định từ bỏ, không đi bán kẹo nữa, tìm một công việc tốt và nhẹ nhàng hơn để làm, nhưng, mỗi lần như thế tôi đều tự nhủ với mình rằng: mình còn trẻ, nổ lực được bao nhiêu thì nổ lực, làm được bao nhiêu thì làm, tuy bán hàng rong là một nghề làm thêm vất vả, phải cúi đầu khom lưng với người khác, nhưng thu nhập lại khá ổn, hơn nữa việc này cũng mang lại niềm vui đến cho người khác mà, mình phải rán lên mới được, mình không có nhiều thời gian để lãng phí,…

Nói đến đây, tui thật lòng muốn gửi lời cám ơn đến những khách hàng đã ừng ủng hộ giỏ kẹo “lục bình” của tui, dù các bạn mua vì thích, mua vì vui hay mua vì ủng hộ,…chính các bạn đã góp thêm động lực để tôi không từ bỏ công việc này, chính các bạn đã tiếp sức cho tôi có được những gì tôi có ngày hôm nay. Cám ơn!! 

Nếu không có nguồn thu nhập thêm kha khá từ giỏ kẹo thì tôi đâu thể nhanh có cái tiệm giặt Ba Cô Tiên này!

Bạn thấy đó, từ bỏ quá sớm hoặc trông mong vào những gì mình chưa chắc chắn sẽ làm bạn vuột mất cơ hội mà mình đang có, vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định nhé!

Thân ái,

Chào tạm biệt và quyết thắng!!!